Skip Navigation

DVD Ilustrado Multilíngue

The Biology of Prenatal Development


6 Meses - Nascimento


SINH HỌC PHÁT TRIỂN THAI NGHÉN

.tiếng Việt [Vietnamese]


 

Baixar Versão em PDF  O Que é PDF?
 

Capítulo 43   5 a 6 Meses (20 a 24 Semanas): Responde ao Som; Cabelo e Pele; Idade de Viabilidade

Vào khoảng 24 tuần các mí mắt lại mở và thai nhi thể hiện phản ứng nháy mắt do giật mình. Đây là sự phản ứng lại những tiếng ồn lớn và đột ngột thường phát triển sớm hơn ở thai nhi nữ.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng tiếng ồn lớn có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi. Những hậu quả tức thời là nhịp tim đập nhanh hơn, thai nhi nuốt quá nhiều, và thay đổi hành vi bất ngờ. Những hậu quả lâu dài có thể xảy ra là mất khả năng nghe.

Nhịp thở của thai nhi có thể tăng cao tới 44 lần hít vào-thở ra trong một phút.

Trong suốt quý ba của thai kỳ, sự phát triển não nhanh chóng tiêu thụ hơn 50% năng lượng được dùng cho thai nhi. Trọng lượng não tăng từ 400 đến 500%.

Vào khoảng 26 tuần mắt tiết ra nước mắt.

Con ngươi phản ứng lại ánh sáng vào 27 tuần. Phản ứng này điều chỉnh lượng ánh sáng đi đến võng mạc trong cả cuộc đời.

Tất cả các thành phần cần thiết cho một giác quan chức năng là vị giác sẵn sàng hoạt động. Các nghiên cứu về trẻ sinh non cho thấy khả năng phát hiện mùi xuất hiện vào 26 tuần sau khi thụ tinh.

Đưa một chất ngọt vào trong nước ối làm tăng mức độ nuốt của thai nhi. Trái lại, thai nhi giảm bớt nuốt khi đưa vào một chất đắng. Những cử chỉ trên mặt thường xuyên biến đổi.

Thông qua một loạt cử động chân giống như bước tương tự như đi bộ, thai nhi thực hiện động tác đạp chân.

Thai nhi bớt đi các nếp nhăn do mỡ tích tụ bổ sung hình thành dưới da. Mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thân nhiệt và dự trữ năng lượng sau khi sinh.

Capítulo 44   7 a 8 Meses (28 a 32 Semanas): Discriminação de Sons, Estados Comportamentais

Vào khoảng 28 tuần thai nhi có thể phân biệt được các âm thanh cao và thấp.

Vào khoảng 30 tuần, hoạt động hô hấp phổ biến hơn và chiếm 30 đến 40% thời gian của một thai nhi trung bình.

Trong suốt 4 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi bộc lộ những khoảng thời gian hoạt động phối hợp ngắt quãng với thời gian nghỉ ngơi. Những trạng thái hành vi này phản ánh sự phức tạp tăng dần của hệ thần kinh trung ương.

Capítulo 45   Os Membros e a Pele

Vào khoảng 32 tuần, túi phổi thực sự, hay các tế bào "túi" khí, bắt đầu phát triển trong phổi. Chúng sẽ tiếp tục hình thành cho tới 8 năm sau khi sinh.

Vào 35 tuần thai nhi nắm được bàn tay chặt.

Sự tiếp cận của thai nhi với các chất khác nhau ảnh hưởng đến sở thích mùi vị sau khi sinh. Ví dụ, những thai nhi có mẹ ăn nhiều hồi, một chất tạo vị cam thảo cho vị giác, bộc lộ sở thích hồi sau khi sinh. Trẻ sơ sinh chưa tiếp cận lúc còn là bào thai thì không thích hồi.

Capítulo 46   9 Meses até o Nascimento (36 Semanas até o Nascimento)

Thai bắt đầu hoạt động sinh con bằng cách thoát ra lượng lớn hoc-môn gọi là estrogen và như vậy bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp từ thai nhi sang trẻ sơ sinh.

Cơn đau đẻ được đánh dấu bằng những co thắt dữ dội của dạ con, dẫn đến việc sinh con.

Từ khi thụ tinh đến khi sinh và sau đó, sự phát triển cơ thể người có tính chức năng, liên tục, và phức tạp. Những khám phá mới về quá trình hấp dẫn này ngày càng cho thấy tác động quan trọng của sự phát triển thai đối với sức khỏe suốt đời.

Khi chúng ta hiểu biết về những tiến bộ phát triển cơ thể người sớm, thì nhất định chúng ta có thể tăng cường sức khỏe - cả trước và sau khi sinh.
6 Meses - Nascimento